Các loại bề mặt phủ cốt gỗ công nghiệp thường sử dụng

- Tin tức
Các loại bề mặt phủ cốt gỗ công nghiệp thường sử dụng
Hiện nay có 5 loại bề mặt gỗ công nghiệp thường được sử dụng trên thị trường: Melamine, Laminate, Veneer, sơn bệt và Acrylic bóng gương. Những bề mặt này có đặc điểm gì, có ưu - nhược điểm gì, nên sử dụng loại bề mặt nào tốt hơn, phù hợp hơn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Nội thất Gizago xin giới thiệu 5 loại phủ bề mặt gỗ công nghiệp thường sử dụng hiện nay:

  • Bề mặt Melamine
  • Bề mặt Laminate
  • Bề mặt Veneer
  • Bề mặt Sơn bệt
  • Bề mặt Acrylic gương bóng

1. Bề mặt Melamine

Là bề mặt nhựa tổng hợp Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0,1mm, được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ Ván dăm (Được gọi là MFC) hoặc Ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. Gỗ MFC có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, màu sắc trong gỗ MFC rất tươi, đều màu, sáng màu, có thể ứng dụng rộng dãi trong các văn phòng, gia đình và khách sạn.

Melamine có khoảng 1000 mẫu màu khác nhau

Ngoài ưu điểm đồng đều màu, Melamine còn có nhiều ưu điểm như chống xước tốt, chống mối mọt, cong vênh.

2. Bề mặt Laminate

Bề mặt laminate là bề mặt nhựa tổng hợp, có độ dày nhiều hơn Melamine rất nhiều, độ dày của laminate là 0.5-1mm tùy từng loại ( có thể phần biệt laminate và Melamine qua độ dày), tuy nhiên laminate thông thường vẫn sử dụng có độ dày là 0.7 hoặc 0.8mm. Cũng như MFC, Laminate chủ yếu được phủ lên các cốt gỗ Ván dán (Okal), Ván mịn (MDF). Ngoài ra Laminate còn có thể dán vào gỗ uốn cong theo công nghệ postforming, ứng dụng cho làm các loại mặt bàn, mặt ghế, tủ, hộc.

Bề mặt postforming uốn cong giúp laminate có thể làm nhiều sản phẩm đẹp và bền.

Laminate có nhiều ưu điểm nổi trội hơn Melamine, và bền hơn Melamine vì có độ dày nhiều hơn. Kèm theo đó là giá thành sẽ cao hơn Melamine

3. Bề mặt phủ Veneer

Bề mặt phủ veneer được làm từ veneer lạng (Gỗ tự nhiên xẻ mỏng) dày 0.5mm dán lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ MDF, sau khi dán xong lớp veneer lạng lên, ta sẽ tiến hành cắt gỗ và sơn phủ PU (Cách sơn lên gỗ tự nhiên để giữ màu vân gỗ) để làm ra các vật liệu như Giường, Tủ, bàn, ốp vách, vách ngăn...

Veneer lạng được xẻ từ nhiều loại gỗ tự nhiên khác nhau như: Veneer Sồi, Veneer Óc Chó... Giá thành mỗi loại Veneer cũng khác nhau tùy thuộc giá thành của các loại gỗ tự nhiên. Khách hàng có thể lựa chọn theo sở thích của mình.

Veneer phù hợp với các khách hàng thích bề mặt tự nhiên của gỗ thịt.

4. Bề mặt sơn bệt

Bề mặt sơn bệt là bề mặt đặc biệt được dùng sơn PU sơn trực tiếp lên cốt gỗ MDF, sau khi đươc sơn lót, trà nhám và sơn màu, với các màu sắc khác nhau như màu xanh, đỏ, trắng, tím, vàng... bề mặt sơn bệt được áp dụng cho rất nhiều công trình như showroom, phòng trẻ, tủ, đồ

Sơn màu cũng có nhiều loại (Sơn S8, sơn Inchem...) và độ bóng có thể tùy chọn.

5. Bề mặt phủ Acrylic bóng gương

Acrylic bóng gương có độ bóng nhẵn và phẳng mịn cao gấp 2 lần so với các loại ván gỗ phủ sơn. Nhờ có bề mặt gương hoàn hảo, Acrylic giúp tối đa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm giác không gian mở và sang trọng. Ngoài ra, Acrylic dễ lau chùi do có bề mặt phẳng.

Acrylic sẽ có các màu sắc cơ bản, không có dạng vân gỗ.

Trong 5 loại phủ bề mặt, Acrylic sẽ có giá thành cao nhất do các đặc tính của nó mang lại.

Nội thất Gizago đã giới thiệu 5 loại phủ bề mặt phổ biến được dùng hiện nay để khách hàng có thể lựa trọn.


Đánh giá - Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
0.26055 sec| 631.828 kb